Gia đình Tống Huy Tông

Hậu phi

  1. Hiển Cung hoàng hậu Vương thị (顯恭皇后 王氏, 1084 - 1108), người Khai Phong, cha là Đức châu Thứ sử Vương Tảo (王藻). Bà là mẹ của Tống Khâm Tông, Vương Hoàng hậu cần kiệm, đức độ, lại ôn hòa nhưng nhan sắc suy kém nên không được sủng ái. Trong cung lúc đó, Trịnh Quý phi và Vương Quý phi đang được thánh sủng.Hiển Túc Hoàng hậu Trịnh thị
  2. Hiển Túc hoàng hậu Trịnh thị (顯肅皇后 鄭氏, 1079 - 1137), người Khai Phong, cha được phong tước Thái sư - Nhạc Bình Quận vương (樂平郡王). Vốn là thị nữ của Khâm Thánh Hoàng thái hậu Hướng thị. Khi Huy Tông còn là Đoan Vương, thường vào cung thỉnh an Hoàng thái hậu, trông thấy Trịnh thị xinh đẹp, ngôn từ thông tuệ bèn để ý. Sau khi Huy Tông đăng vị, liền sách phong làm Hiền phi (賢妃), không lâu sau thì phong làm Quý phi (貴妃). Trịnh Quý phi mỹ mạo xuất chúng, ca múa hoàn mỹ, lại thường hay giúp Huy Tông xử lý tấu chương. Sau khi Hiển Cung hoàng hậu Vương thị giá băng (1108), Huy Tông mới sách lập Trịnh Quý phi làm Hoàng hậu. Sự biến Tĩnh Khang xảy ra, bà bị người Kim bắt giữ. Năm Thiệu Hưng nguyên niên (1131), ngày 23 tháng 12 (tức ngày 25 tháng 1 dương lịch), Trịnh thái hậu qua đời ở Ngũ Quốc thành (五國城), thọ khoảng 52 tuổi. Nghe tin bà qua đời, Tống Cao Tông ở phương Nam truy tặng thụy hiệu Hiển Túc hoàng hậu (顯肅皇后), hài cốt được hợp táng cùng Huy Tông ở Vĩnh Hựu lăng (永祐陵), Cối Kê.
  3. Hiển Nhân hoàng hậu Vi thị (顯仁皇后 韋氏, 1080 - 1159), tức Vi Hiền phi (韋賢妃), mẹ của Tống Cao Tông. Ban đầu phong Ngự thị (御侍), Tài nhân (才人), Tiệp dư (婕妤), tiến phong Uyển dung (婉容), nhan sắc suy kém nên cũng không được sủng ái. Do con trai là Khang Vương Triệu Cấu có công cứu giá, mà được phong lên Hiền phi.
  4. Minh Tiết hoàng hậu Lưu thị (明節皇后 劉氏, 1088 - 1121), vốn họ Tửu (酒), là cung nữ hầu hạ Chiêu Hoài hoàng hậu (昭怀皇后) của Tống Triết Tông. Sau khi Chiêu Hoài hoàng hậu Lưu thị mất, bà xuất cung nhưng sau đó được Nội thị Dương Tiễn (楊戩) đưa nhập cung trở lại, sách phong Thục phi (淑妃) nhưng lại xưng làm An phi (安妃). Lưu An phi dung mạo tuyệt sắc, tâm ý sâu sắc, giỏi hóa trang, ăn vận lộng lẫy, rất được Huy Tông hoàng đế sủng ái. Sinh được 3 Hoàng tử và 1 Công chúa. Sau khi bà mất, do tình ý sâu đậm nên Huy Tông truy phong làm Chính cung Hoàng hậu, ông còn làm một bài truy điệu cho bà sau khi qua đời.
  5. Minh Đạt hoàng hậu Lưu thị (明達皇后 劉氏, ? - 1113), xuất thân hàn vi, nhưng dung mạo tuyệt mỹ, được Huy Tông lâm hạnh, từ vị Tài nhân (才人) tiến phong Tiệp dư (婕妤), Tu dung (修容) rồi Quý phi (貴妃), chỉ sau Trịnh Hoàng hậu. Lưu Quý phi sinh hạ 3 Hoàng tử và 2 Công chúa. Sau khi tạ thế mới được truy phong làm Chính cung Hoàng hậu.
  6. Ý Túc Quý phi Vương thị (懿肅貴妃 王氏,? - 1117), cùng với Hiển Túc Hoàng hậu từng là thị nữ của Khâm Thánh Hoàng thái hậu Hướng thị, Huy Tông thấy bà có nhan sắc lại hữu lễ nên có cảm tình. Sau khi Huy Tông đăng cơ, phong làm Bình Xương Quận quân (平昌郡君), sau thăng Quý phi (貴妃), đứng đầu các bậc phi tần. Sinh được 3 hoàng tử và 5 công chúa.
  7. Quý phi Kiều thị (貴妃喬氏), cùng Vi Hiền phi là thị nữ của Trịnh Hoàng hậu, cả hai đồng cam cộng khổ kết làm tỷ muội. Kiều thị do tư sắc mỹ miều, được Huy Tông chú ý trước, sau khi sủng hạnh, Kiều thị liền tiến cử Vi thị cùng hưởng thánh ân. Sau sự biến Tĩnh Khang, bà cùng Vi Hiền phi bị người Kim bắt, Vi Hiền phi sau được bảo lãnh quay về phương Nam, Kiều thị bị giữ lại, cả hai đều khóc thảm thiết trước khi chia tay. Không rõ bà chết năm nào.
  8. Thục phi Thôi thị (淑妃崔氏).
  9. Thục nghi Kim Lộng Ngọc (淑儀 金弄玉), sau chính biến Tĩnh Khang, bị người Kim bắt làm tù binh.
  10. Thục dung Trần Kiều Tử (淑容 陳嬌子).
  11. Sung nghi Thân Quan Âm (充儀 申觀音).
  12. Sung viên Tịch Châu Châu (充媛 席珠珠).
  13. Vương tiệp dư (英国)
  14. Uyển dung Diêm Bảo Sắt, bị bắt sang Kim làm tù binh , sau sinh Triệu Trụ.
  15. Chiêu viện Trịnh Mị Nương, bị bắt sang Kim làm tù binh , sau sinh Triệu Đàn.

Theo thống kê của "Khai Phong phủ trạng", số vợ và thê thiếp có sắc phong của Huy Tông là 143 người.

Con trai

Ông có 32 người con trai, trong đó có 25 người sống tới tuổi trưởng thành.

Theo Tống sử cùng Tĩnh Khang bại sử tiên chứng (trong các phần Khai Phong phủ trạng, Tống phu ký, Thân ngâm ngữ, Thanh cung dịch ngữ) thì ông có 34 người con gái với 21 người sống tới tuổi trưởng thành. Cũng theo Tĩnh Khang bại sử tiên chứng thì sau này các bà vợ của ông còn sinh thêm sáu con trai và tám con gái nữa. Như thế, tổng cộng ông có 80 người con.

  1. Tống Khâm Tông Triệu Hoàn (趙桓), mẹ là Hiển Cung hoàng hậu.
  2. Duyện vương Triệu Sanh (趙檉), mất sớm.
  3. Vận vương Triệu Khải (趙楷, 1101 - 1131), mẹ là Ý Túc quý phi.
  4. Kinh vương Triệu Tiếp (趙楫), mất sớm.
  5. Túc vương Triệu Xu (趙樞).
  6. Cảnh vương Triệu Kỉ (趙杞).
  7. Tế vương Triệu Hủ (趙栩).
  8. Ích vương Triệu Vực (趙棫), mẹ là Minh Đạt hoàng hậu.
  9. Khang vương Triệu Cấu (趙構), sau là Tống Cao Tông. Mẹ là Vi Hiền phi, sau truy phong Hiển Nhân hoàng hậu.
  10. Bân vương Triệu Tài (趙材), mất sớm.
  11. Kỳ vương Triệu Mô (趙模), mẹ là Minh Đạt hoàng hậu.
  12. Sân vương Triệu Thực (趙植), mẹ là Ý Túc quý phi.
  13. Nghi vương Triệu Phác (趙樸).
  14. Từ vương Triệu Lệ (趙棣).
  15. Vận vương Triệu Củng (趙栱).
  16. Tín vương Triệu Trăn (趙榛), mẹ là Minh Đạt hoàng hậu.
  17. Hán vương Triệu Xuân (趙椿), mất sớm.
  18. Trần quốc công Triệu Ky (趙機), mẹ là Ý Túc quý phi.
  19. Tương quốc công Triệu Đĩnh (趙梃).
  20. Doanh quốc công Triệu Việt
  21. Gia quốc công Triệu Y
  22. Ôn quốc công Triệu Đống
  23. Nghi quốc công Triệu Đồng
  24. Xương quốc công Triệu Bính
  25. Nhuận quốc công Triệu Tung
  26. Hàn quốc công Triệu Tương
  27. Triệu Cực, mẹ là Tiểu Vương tiệp dư, chào đời lúc Huy Tông bị giải về phương bắc
  28. Triệu Trụ, mẹ là Uyển dung Diêm Bảo Sắt, chào đời ở nước Kim
  29. Triệu Đàn, mẹ là Chiêu viện Trịnh Mị Nương, chào đời ở nước Kim

Con gái

Theo Tống sử cùng Tĩnh Khang bại sử tiên chứng (trong các phần Khai Phong phủ trạng, Tống phu ký, Thân ngâm ngữ, Thanh cung dịch ngữ) thì ông có 34 người con gái với 21 người sống tới tuổi trưởng thành. Năm Chính Hòa thứ ba, Huy Tông đổi xưng Công chúaĐế cơ.

  1. Gia Đức đế cơ (嘉德帝姬) Triệu Ngọc Bàn (赵玉盘) (1100 - 1141), năm Kiến Trung Tĩnh Quốc nguyên niên phong Đức Khánh công chúa (德庆公主), sau đổi là Gia Phúc công chúa, sau đổi hiệu là Đế cơ rồi tái phong Gia Đức. Ban đầu lấy Tả Vệ tướng quân Tằng Di, sau sự kiện Tĩnh Khang bị bắt và nạp làm thiếp của Tống vương Hoàn Nhan Tông Bàn (Bồ Lư Hổ) (完颜宗磐). Khi Tông Bàn bị giết, bị sung vào cung làm thiếp của Kim Hi Tông, sau mất vào năm 1141, truy phong phu nhân.
  2. Vinh Đức đế cơ Triệu Kim Nô (1103 - ?), mẹ là Hiển Cung hoàng hậu Vương thị, em gái cùng mẹ với Tống Khâm Tông. Ban đầu phong Vĩnh Khánh công chúa, sau đổi là Vinh Phúc, sau đổi hiệu đế cơ, tái phong Vinh Đức. Ban đầu lấy Tả vệ tướng quân Tào Thịnh, sau sự kiện Tĩnh Khang làm thiếp của tướng Kim Hoàn Nhan Xương. Khi Xương bị giết, bị sung vào cung làm thiếp của Kim Hi Tông.
  3. An Đức đế cơ (安德帝姬) Triệu Kim La (赵金罗) (1106 - 1127), ban đầu phong Thục Khánh công chúa (淑庆公主), cải phong An Phúc. Sau đổi hiệu đế cơ, tái phong An Đức. Ban đầu lấy Tả vệ tướng quân Bang Quang, trong sự kiện Tĩnh Khang bị Đô thống Hoàn Nhan Đồ Mẫu cưỡng bức. Ngày 26 tháng 12 ÂL năm đó bị giết chết ở trại Hoàn Nhan Đồ Mẫu.
  4. Mậu Đức đế cơ (茂德帝姬) Triệu Phúc Kim (1106 - 1128). Là con gái thứ 4 và là người được xem là đẹp nhất trong các con gái của Tống Huy Tông. Sơ phong Diên Khánh công chúa (延庆公主), lấy con trai thứ năm của Sái Kinh, sinh Sái Du (蔡愉). Trong Sự biến Tĩnh Khang, bị Oát Li Bất cưỡng hiếp, sau lại bị Hoàn Nhan Hi Doãn chiếm đoạt, chết tại trại của Hoàn Nhan Hi Doãn.
  5. Thành Đức đế cơ [成德帝姬] Triệu Hồ Nhân (赵瑚儿) (1110 - ?). Sơ phong Xương Phúc công chúa (昌福公主). Sơ giá Hướng Tử Phòng (向子房). Sau loạn Tĩnh Khang, bị điều đến Tẩy Y viện (洗衣院) của nước Kim.
  6. Tuân Đức đế cơ (洵德帝姬]) Triệu Phú Kim (1110 - ?) Con gái thứ 14 của Tống Huy Tông. Sinh vào năm Đại Quan thứ 3 (1109), sơ phong Diễn Phúc công chúa (衍福公主), khi nhận tôn hiệu Đế cơ thì cải thành Tuân Đức, hạ giá lấy Điền Phi (田丕). Trong Sự biến Tĩnh Khang, bà bị chú ý bởi Hoàn Nhan Thiết Dã Mã (完颜设也马), con trai của Tướng quốc nước Kim là Hoàn Nhan Tông Hàn. Dù Tống Huy Tông kịch liệt phản đối, Hoàn Nhan Thiết Dã Mã vẫn kịch liệt muốn cưới Đế cơ, cuối cùng xin Kim Thái Tông ban làm thiếp thất.
  7. Hiển Đức đế cơ Triệu Xảo Vân (1111 - ?)
  8. Thuận Đức đế cơ Triệu Anh Lạc, mẹ là Ý Túc quý phi (1111 - 1127)
  9. Nghi Phúc đế cơ Triệu Viên Châu (1111 - ?)
  10. Nhu Phúc đế cơ Triệu Hoàn Hoàn (1111 - 1142?), mẹ là Ý Túc quý phi. Lúc loạn Tĩnh Khang bị quân Kim bắt được, đưa sang Kim, vào hầu Kim Thái Tông, sau đưa về làm vợ Cái Thiên đại vương Hoàn Nhan Tông Hiền. Sau không rõ tung tích. Vào năm 1130, có một người xưng là Đế cơ chạy trốn về nam, các thái giám và cung nữ thấy người này rất giống đế cơ, nhưng khác là có bàn chân to (trong khi Nhu Phúc có chân nhỏ do bó chân), người này giải thích là vì đi đường gian khổ nên chân to ra. Cao Tông thương tình khổ sở lâu ngày nên rất hậu đãi, vẫn phong là đế cơ. Năm 1142, Vi thái hậu về nước nói Nhu Phúc đế cơ đã bệnh mất ở Kim và Nhu Phúc này là giả, kết quả Cao Tông giết chết Nhu Phúc. Tác phẩm Tùy Viên tùy bút và Thiết phẫn tục lục cho rằng đế cơ này là thật, vì những lời đồn thổi dân gian cho rằng Vi thái hậu trước đó đã cùng đế cơ kết hôn với Hoàn Nhan Tông Hiền, nên lúc về nước bà sợ sự việc bị lộ bèn giết đế cơ mà diệt khẩu. Tuy nhiên, lập luận này khó có thể xảy ra, vì các ghi chép từ nhân chứng cho thấy rõ Vi thái hậu đã cùng Tống Huy Tông bị đày tới Ngũ Quốc Thành, nên không thể có chuyện bà kết hôn với Hoàn Nhan Tông Hiền, và cũng rất khó có chuyện Nhu Phúc đế cơ (thật) có thể thoát khỏi sự canh giữ cẩn mật của quân Kim để chạy thoát về phương Nam.
  11. Bảo Phúc đế cơ Triệu Tiên Lang (1112 - 1127)
  12. Nhan Phúc đế cơ Triệu Hương Vân (1112 - 1127)
  13. Huệ Phúc đế cơ Triệu Châu Châu (1112 - ?)
  14. Vĩnh Phúc đế cơ Triệu Phật Bảo (1112 - ?)
  15. Hiền Phúc đế cơ Triệu Kim Nhân (1112 - 1127)
  16. Ninh Phúc đế cơ Triệu Xuyên Châu (1114 - ?)
  17. Hòa Phúc đế cơ Triệu Kim Châu (1116 - ?)
  18. Lệnh Phúc đế cơ Triệu Kim Ấn (1118 - ?)
  19. Hoa Phúc đế cơ Triệu Tái Nguyệt (1119 - ?)
  20. Khánh Phúc đế cơ Triệu Kim Cô (1121 - ?)
  21. Thuần Phúc đế cơ Triệu Kim Linh (1124 - ?)

Những người không rõ danh tính:

  1. Thuần Thúc đế cơ
  2. Thọ Thục đế cơ
  3. An Thục đế cơ
  4. Sùng Đức đế cơ
  5. Khang Thục đế cơ
  6. Vinh Thục đế cơ
  7. Bảo Thục đế cơ
  8. Điệu Mục đế cơ
  9. Hi Phúc đế cơ
  10. Đôn Phúc đế cơ
  11. Thân Phúc đế cơ
  12. Cung Phúc đế cơ Triệu Tiểu Kim (1126 - ?), trong sự kiện Tĩnh Khang mới một tuổi, không bị đưa sang Kim
  13. Toàn Phúc đế cơ: Sinh ở Kim, lấy tướng Tây Hạ Lý Đôn Phục
  14. Triệu thị, sinh ở Kim và mất sớm

Có hai người không bị bắt lên miền bắc, tiếp tục sống dưới thời Nam Tống. Khi mất truy phong thụy hiệu:

  1. Sùng Quốc công chúa
  2. Xung Ý đế cơ

Tĩnh Khang Bại Sử Tiên Chứng ghi lại Tống Huy Tông sang Kim còn sinh 6 nam 8 nữ, con cái tổng cộng 80 người, kỷ lục của triều Tống.